Mục lục
XE Ô TÔ ĐANG TRẢ GÓP CÓ ĐƯỢC BÁN KHÔNG?
Với nhu cầu sống ngày càng hiện đại, tiện ích, không ít người dùng mua ô tô với hình thức trả góp để vừa có phương tiện phục vụ việc đi lại, vừa khiến áp lực tiền bạc giảm xuống. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, khi đang trong thời gian trả góp, người dùng không còn muốn sử dụng ô tô nữa thì họ có thể sang nhượng không? Và nếu sang nhượng thủ tục sẽ ra sao?
Hãy cùng Fast Auto tìm hiểu việc sang nhượng ô tô đang trong quá trình trả góp nhé!
Mua xe hơi trả góp là gì ?
Trả góp là hình thức thanh toán theo kỳ hạn (6 tháng, 1 năm, 3 năm,…), giúp người dùng không phải trả toàn bộ phí mua hàng trong một lần. Tùy thuộc dịch vụ bạn chọn mà việc trả góp sẽ có lãi suất hoặc không. Người dùng sẽ phải trả số tiền nhất định đã được thỏa thuận trong hợp đồng cùng với số lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc.
Tương tự vậy, mua xe hơi trả góp chính là việc người dùng vay phí để mua xe và thanh toán chúng theo kỳ hạn.
Xe đang trả góp có được sang nhượng ?
Việc mua bán ô tô xảy ra khá thường xuyên với người dùng khi họ mua phương tiện theo lối chi trả truyền thống. Vậy còn với người mua trả góp, khi chưa trả xong toàn bộ khoản vay, họ có thể bán chiếc xe đang trả góp không ?
Điều 453 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc mua trả chậm, trả dần như sau:
“ Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Căn cứ theo đó, khi quyết định mua xe trả góp, từ lúc bạn ký kết hợp đồng trả góp, giữa bạn và ngân hàng, hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ tồn tại một giao dịch cho vay. Từ đó, bạn được quyền sử dụng đối với phương tiện. Tuy nhiên, chỉ khi bạn chi trả hoàn toàn khoản vay cho ngân hàng thì bạn mới có toàn quyền sở hữu và quyền định đoạt với tài sản này.
Vậy để bán chiếc xe đang trả góp, bạn phải trả hoàn toàn số tiền vay còn lại hoặc có thỏa thuận với ngân hàng để được thực hiện việc mua bán, sang nhượng, ủy quyền.
Làm thế nào để sang nhượng xe đang trả góp ?
Như điều luật đã đề cập, khi chưa có thêm bất cứ thỏa thuận nào với ngân hàng ngoài hợp đồng mua bán trả góp, thì bạn chỉ có quyền sử dụng phương tiện chứ không được phép thực hiện các giao dịch mua bán, sang nhượng trên xe. Để có quyền định đoạt với phương tiện chưa hoàn thành trả góp bạn phải hoàn tất thanh toán số nợ cho ngân hàng hoặc lập thêm thỏa thuận với ngân hàng.
Cụ thể, bạn có thể thực hiện hai cách sau để có thể mua bán xe ô tô mà bản thân đang trả góp :
1. Chi trả toàn bộ khoản tiền vay còn lại và lãi cho ngân hàng :
Với cách này, hợp đồng trả góp sẽ chấm dứt, bạn sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe và dĩ nhiên bạn có thể toàn quyền đứng tên, mua bán, sang nhượng và thực hiện bất cứ giao dịch nào với chiếc xe của mình.
2. Ký kết hợp đồng mua bán, ủy quyền trả góp cho người mua.
Trong trường hợp bạn không thể thanh toán toàn bộ số tiền vay ngay lập tức, nhưng vẫn muốn thực hiện các giao dịch đối với ô tô thì thủ tục sẽ phức tạp hơn một chút. Đầu tiên, bạn phải lập hợp đồng mua bán với người mua, trong đó cam kết người mua sẽ tiếp tục chi trả khoản vay cho ngân hàng và hợp đồng này phải được công chứng. Tiếp đó, bạn sẽ làm giấy tờ ủy quyền để người mua tiếp tục trả góp. Khi hoàn thành nghĩa vụ trả góp, bạn có thể sang tên và chuyển nhượng cho người mua.
Thủ tục sang tên xe đang trả góp
Quy trình của việc sang tên ô tô đang trả góp cũng giống với xe thông thường, gồm các bước:
· Lập hợp đồng, thỏa thuận mua bán
· Công chứng hợp đồng mua bán ô tô
· Nộp lệ phí trước bạ
· Rút hồ sơ gốc (đối với những ô tô phải sang tên khác tỉnh)
· Sang tên cho chủ mới
Bên trên là những thông tin về việc mua bán xe đang trong quá trình trả góp. Tuy giao dịch này không bị cấm, nhưng để đảm bảo, đặc biệt là với tài sản lớn như ô tô, người dùng nên cân nhắc để tránh việc tranh chấp, lừa đảo.
Xem thêm: Peugeot của nước nào?
Bài viết liên quan
Ford Territory Sport 2025 chuẩn bị về Việt Nam
Fastauto Và Hành Trình Road Trip 5 Cùng FORD TERRITORY
Những sản phẩm nên có ở VinFast VF3 để tăng sự tiện dụng