Mục lục
ĐIỂM MÙ LÀ GÌ? NHỮNG CÁCH KHẮC PHỤC ĐIỂM MÙ TRÊN XE Ô TÔ HIỆU QUẢ NHẤT
Đối với những người sử dụng ô tô, hay các phương tiện có kích thước lớn khác, vùng mù luôn là một nỗi lo lắng khi di chuyển. Không chỉ hạn chế về tầm quan sát, nếu vùng mù quá lớn mà không có phương pháp khắc phục còn làm tăng khả năng gây tai nạn giao thông.
Để tránh những hậu quả không mong muốn từ vùng mù, hãy cùng Fast Auto tìm hiểu về vùng mù và cách khắc phục chúng ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Điểm mù là gì?
Điểm mù hay vùng mù ở xe ô tô chính là khoảng không gian xung quanh mà người điều khiển không thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt và qua kính lái.
Khác với các loại xe có kích thước nhỏ như xe đạp, xe máy có khoảng tầm nhìn rất thoáng ở tất cả các hướng, xe ô tô bị hạn chế quan sát ở nhiều vị trí như: sau xe, trước xe,… khiến người dùng gặp các khó khăn khi chuyển làn, rẽ trái/phải,… Vùng mù này cũng có phạm vi tỷ lệ thuận với độ to của các phương tiện.
Phân biệt các loại điểm mù
1. Điểm mù cột A
Điểm mù cột A là loại điểm mù phổ biến và hay gặp nhất khi ô tô tham gia giao thông. Cột A chính là cột đỡ của xe, các cột này được thiết kế và cấu tạo để tăng độ vững chắc cho xe. Tuy nhiên, chúng chũng chính là lý do gây ra các điểm mù không mong muốn.
Nếu không có kính chiếu hậu mà chỉ quan sát bằng mắt người lái sẽ bị hạn chế tầm nhìn bởi tất cả các cột đỡ A, B, C, D. Nhưng với sự trợ giúp của kính chiếu hậu, các vùng mù ở cột B, C, D đã được xóa bỏ, chỉ còn vùng mù do cột A được thiết kế ở 2 bên kính chắn gió trước. Tuy vậy, hai cột này vẫn gây ra vùng mù chéo khá lớn, dẫn đến việc chuyển làn, đỗ xe,… gặp rất nhiều khó khăn.
2. Điểm mù do gương chiếu hậu
Điểm mù này được tạo ra do vùng phản chiếu của gương chiếu hậu. Thông thường người sử dụng sẽ lắp hêm gương cầu ở góc kính chiếu hậu để tăng tầm nhìn, giảm vùng mù này.
Điểm mù do gương chiếu hậu rất nguy hiểm khi xe chuyển làn hoặc lưu thông với tốc độ cao. Chính vì vậy, khi chuyển làn, sang đường, tài xế xe hơi cần thời gian hơn để giảm tốc cũng như quan sát được đầy đủ các hướng.
3. Điểm mù trước xe
Điểm mù trước này là phạm vi không thể nhìn thấy do mũi xe che khuất. Phạm vi vùng mù trước sẽ lớn hơn ở các xe có gầm cao, và dễ gây ra các nguy hiểm khi xe đi vào khu vực đông trẻ nhỏ, động vật, cũng như địa hình xấu.
Với những loại xe như SUV, xe bán tải, xe tải có gầm cao, người điều khiển nên cẩn thận với điểm mù này, nhất là ở những khúc cua hẹp, cần bấm còi cảnh báo.
4. Điểm mù sau xe
Khoảng không gian sau đuôi xe bị che khuất bởi thân xe thường có phạm vi khá lớn và không thể quan sát bằng gương chiếu hậu. Với điểm mù này, camera lùi hoặc cảm biến lùi là trang bị giúp người lái giải quyết triệt để nhất.
5. Một vài điểm mù khác
Những điểm mù nêu trên là những điểm mù phổ biến và cần phải biết để tránh những nguy hiểm tiềm ẩn. Bên cạnh đó, cũng có một vài vùng mù không ảnh hưởng nghiêm trọng như: vùng sát thân xe, gầm xe, nóc xe.
Những cách khắc phục điểm mù trên xe ô tô
1. Ngồi đúng tư thế, điều chỉnh gương chiếu hậu phù hợp
Tư thế lái và gương chiếu hậu góp phần không nhỏ vào việc giúp người lái quan sát tốt hơn. Trước khi sử dụng phương tiện, hãy ngồi vào ghế lái để cảm nhận và căn chỉnh gương, hầu hết các ô tô hiện đại đều được trang bị chỉnh gương điện nên bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian. Một tư thế ngồi thoải mái và góc chiếu phù hợp sẽ giúp bạn hạn chế phạm vi điểm mù đáng kể.
2. Lắp gương cầu nhỏ bên trái/phải kính chiếu hậu
Gương cầu nhỏ này còn được gọi là gương xóa điểm mù ô tô. Với đặc điểm dạng cầu lồi, gương này sẽ cho người điều khiển một tầm nhìn tối đa hơn ở góc phản chiếu mà gương chiếu hậu không quan sát được.
3. Trang bị cảm biến lùi
Cảm biến lùi ô tô là một phụ kiện phổ biến được lắp đặt để hạn chế vùng mù. Chúng sử dụng cảm biến thông minh để phát hiện và thông báo có xe ở khoảng cách gần, vật cản trong quá trình lùi, đỗ xe. Phương pháp này sẽ giúp xóa bỏ được vùng mù trước, sau và các góc của ô tô. Ngày nay, hầu hết các xe đời mới đều được hãng trang bị sẵn cảm biến này để đảm bảo an toàn cho người dùng.
4. Trang bị camera ô tô
Camera lùi và camera 360 chính là hai loại phổ biến nhất được đánh giá cao trong việc xóa bỏ điểm mù.
Camera lùi giúp người lái đảm bảo tầm nhìn sau xe, tránh các va chạm không mong muốn cũng như thuận tiện hơn cho việc lùi xe, đỗ xe. Camera 360 thì toàn diện hơn, nó giúp người điều khiển phương tiện có tầm nhìn bao quát hơn xung quanh xe, bên hông xe, phía sau, phía trước, thậm chí còn có cả góc nhìn ảo trên cao.
5. Sử dụng hệ thống cảnh báo điểm mù ô tô (BSM)
Hệ thống này thường được sử dụng cho các phiên bản xe cao cấp, hoặc như một lựa chọn thêm lúc khách hàng mua xe. Hệ thống này hoạt động bằng cách sử dụng sóng radar quét 3D các vật trong phạm vi bán kính 25m xung quanh xe. Hệ thống sẽ thông báo đến màn hình điều khiển khi có các phương tiện xuất hiện trong điểm mù hoặc di chuyển với tốc độ cao.
Lưu ý di chuyển với điểm mù
1. Tránh di chuyển trong điểm mù của phương tiện khác
Lọt vào vùng mù của các xe khác cũng nguy hiểm không kém, đặc biệt là với các xe có kích thước lớn như xe tải, container. Vì vậy, khi lưu thông cần hạn chế đi phía sau các xe lớn, tránh các trường hợp thắng gấp và lùi xe gây nguy hiểm.
2. Không vượt ngay điểm mù
Khi vượt xe bạn phải ra tín hiệu và bảo đảm rằng tài xế xe phía trước đã nhận được tín hiệu xin vượt từ xe bạn. Khi lọt vào điểm mù mà vẫn cố vượt sẽ dẫn đến các tình huống nguy hiểm, đột ngột và dễ gây tai nạn.
Bài viết nhằm tổng hợp các thông tin về vùng mù, điểm mù trên xe ô tô và các cách khắc phục chúng. Hãy áp dụng một vài phương pháp để đảm bảo an toàn khi sử dụng “xế yêu” nhé! Chúc quý bạn đọc có những hành trình an toàn.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần trợ giúp về các dịch vụ lắp camera 360, cảm biến lùi chính hãng cho ô tô, quý bạn đọc cũng có thể liên hệ với Fast Auto qua hotline: 0934283879, tại website: fastauto.vn hoặc trực tiếp tại Fast Auto: 332 – 334 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, Thành phố Thủ Đức để nhận được sự tư vấn ngay hôm nay!
Bài viết liên quan
Mùa mưa ở Việt Nam bắt đầu từ tháng mấy?
Cuộc gặp gỡ hiếm có của những người yêu VinFast VF9 với số lượng 333 xe
Ô tô bị cây đổ đè bẹp có được nhận bồi thường không?